Kỹ năng 1: Giữ bình tĩnh
Thay vì hoảng loạn thì hãy thật bình bĩnh xem xét đám cháy và lối thoát hiểm (Ảnh minh họa).
Giữ bình tĩnh giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn.
- Nếu gặp đám cháy nhỏ, sử dụng bình chữa cháy ngay lập tức.
- Nếu đám cháy lớn, bạn càng cần phải bình tĩnh để tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả. Hãy thông báo cho mọi người nếu đám cháy có xu hướng lan rộng bằng cách hô hoán, đánh kẻng, hoặc phát thanh trên loa để cùng phối hợp dập tắt lửa nhanh nhất có thể.
Kỹ năng 2: Chống ngạt
Nên lấy khăn hoặc vải thấm nước để che kín miệng và mũi, giúp lọc không khí (Ảnh minh họa).
Đa số các trường hợp tử vong khi có cháy là do bị ngạt khí độc. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên lấy khăn hoặc vải thấm nước để che kín miệng và mũi, giúp lọc không khí. Tránh xa những không gian kín hoặc những nơi có khả năng phát nổ như bình gas, tủ lạnh, và máy lạnh.
Khi di chuyển, cúi thấp người, trườn bò và dùng khăn ướt bịt mũi. Kiểm tra độ nóng của cửa trước khi mở bằng cách đặt mu bàn tay lên cửa. Nếu cửa ấm hoặc nóng, không mở mà chặn khe cửa để ngăn khói lửa lan vào phòng.
Kỹ năng 3: Di chuyển, không dùng thang máy
Bạn có thể bị kẹt lại nếu sử dụng thang máy (Ảnh minh họa)
Khi có hỏa hoạn, hệ thống điện thường bị tắt, do đó nếu sử dụng thang máy, bạn có thể bị kẹt lại. Hố thang máy hút khói rất mạnh, khiến bạn có nguy cơ chết vì ngạt khói.
Ngoài ra, thang máy không được trang bị cửa chống cháy tốt và có thể tự động di chuyển đến tầng nguy hiểm. Vì vậy, luôn sử dụng cầu thang bộ trong trường hợp khẩn cấp.
Kỹ năng 4: Mở cửa
Kiểm tra trước khi mở cửa (Ảnh minh họa)
Trước khi mở cửa, hãy kiểm tra độ nóng bằng mu bàn tay. Nếu cửa ấm hoặc nóng, đám cháy bên ngoài đang lớn và bạn không nên mở cửa.
- Nếu cần mở cửa, hãy mở theo tư thế nghiêng người, tránh mặt sang một bên để tránh bị lửa tạt.
- Nếu không thể thoát ra ngoài vì ngọn lửa và khói đã bao trùm hành lang, hãy bình tĩnh và dùng chăn ẩm, băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói độc lan vào phòng, chờ lực lượng phòng cháy chữa cháy đến cứu hộ.
Kỹ năng 5: Báo động, hô hoán, kêu cứu
báo động: hô hoán, đánh kẻng, ấn chuông báo cháy…(Ảnh minh họa)
Khi khói lan rộng và không thể tìm thấy lối ra, hãy di chuyển ra ban công hoặc cửa sổ, kêu cứu hoặc sử dụng vật dụng như khăn, áo, đèn pin, hoặc đèn flash điện thoại để thu hút sự chú ý của lực lượng cứu hỏa.
Gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy theo số hotline 114 để thông báo vị trí cụ thể của mình.
Kỹ năng 6: Nghe theo chỉ dẫn của đội chữa cháy
Giữ bình tĩnh và thực hiện theo mọi chỉ dẫn của đội chữa cháy (Ảnh minh họa)
Sau khi được lực lượng cứu hỏa đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm, giữ bình tĩnh và thực hiện theo mọi chỉ dẫn của đội chữa cháy để đảm bảo an toàn. Đừng tự ý sơ cứu hoặc hành động khi chưa được cho phép. Hãy giúp đỡ người xung quanh, đặc biệt là người già, trẻ em và người khuyết tật nếu có thể.
Kỹ năng 7: Không núp ở nơi khó tìm
Không núp ở nơi khó tìm (Ảnh minh họa)
Tránh núp ở nhà vệ sinh hoặc phòng kín vì dễ bị khói xâm nhập và khó được cứu. Lực lượng cứu hộ sẽ ưu tiên người ở khu vực dễ tìm trước. Nếu đám cháy lan rộng, bạn sẽ bị mắc kẹt và gặp nguy hiểm, cơ hội sống sót rất thấp.
Kỹ năng 8: Xử lý khi quần áo bị cháy
Xử lý khi quần áo bị cháy (Ảnh minh họa)
Nếu lửa bén vào người, không chạy vì lửa sẽ cháy mạnh hơn. Tìm ngay nguồn nước gần nhất để dập lửa hoặc nằm xuống đất, che mặt và lăn qua lại cho đến khi lửa tắt hoàn toàn.
Nếu bị đè lấp trong đám cháy, giữ bình tĩnh và thở đều, chờ người đến cứu. Việc hoảng loạn chỉ làm bạn kiệt sức nhanh hơn.
Kỹ năng 9: Không quay lại sau khi thoát ra ngoài
Thoát ra ngoài an toàn và để cho đội cứu hộ làm phần còn lại (Ảnh minh họa)
Rất nhiều người dù đã chạy thoát khỏi đám cháy nhưng lại quay trở lại vì lo lắng cho những người thân đang mắc kẹt. Điều này cần phải tuyệt đối tránh xa vì nó không chỉ khiến bạn gặp phải nguy hiểm mà còn khiến cho công cuộc tìm người mất tích của những người lính cứu hỏa gặp khó khăn.
Chính vì thế bạn hãy cần tìm một nơi thật an toàn và nếu như còn thành viên của gia đình chưa thoát ra thì hãy nói cho những người lính cứu hỏa. Họ sẽ giúp đỡ bạn.
Kỹ năng 10. Giúp đỡ người khác nếu có thể
Giúp đỡ người khác nếu có thể (Ảnh minh họa)
Nếu có thể hãy giúp đỡ những người xung quanh thoát nạn, không nên giúp đỡ người khác nếu chính bản thân bạn đang bị khói, lửa đen dọa đến tính mạng.
- Trường hợp thấy người khác bị cháy hãy giúp họ dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại, nên sử dụng chăn, mền, quần áo để dập tắt lửa.
- Trường hợp người bị ngất, ngạt, bỏng hãy thực hiện các bước sơ cấp cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân đến cấp cứu tại bệnh viện.
Kết luận:
Trong tình huống cháy, giữ bình tĩnh và biết cách ứng phó là vô cùng quan trọng. Sử dụng các kỹ năng thoát hiểm một cách thông minh và cẩn trọng có thể cứu mạng bạn và những người xung quanh. Hãy luôn chuẩn bị và nắm rõ các kỹ năng này để đối phó với mọi tình huống khẩn cấp.